Magnus Carlsen (1990)
Magnus Carlsen sinh ngày 30 tháng 11 năm 1990 ) là một đại kiện tướng cờ vua Na Uy, hiện đang là nhà vô địch cờ vua thế giới, nhà vô địch cờ vua nhanh thế giới và nhà vô địch cờ vua chớp thế giới. Carlsen lần đầu tiên đứng đầu bảng xếp hạng FIDE thế giới năm 2010 và chỉ thua Garry Kasparov về thời gian là kỳ thủ có ELO cao nhất trên thế giới. Hệ số ELO cờ tiêu chuẩn đỉnh cao của anh là 2903, cao nhất trong lịch sử.
Là một thần đồng cờ vua, Carlsen giành danh hiệu đồng giải nhất trong Giải vô địch cờ vua U12 thế giới năm 2002. Ngay sau khi bước sang tuổi 13, anh đã hoàn thành đầu tiên trong nhóm C của giải đấu cờ vua Corus và giành được danh hiệu đại kiện tướng vài tháng sau đó. Năm 15 tuổi, anh đã thắng giải Giải vô địch cờ vua Na Uy, và năm 17 tuổi, anh đã đứng đồng giải nhất trong nhóm hàng đầu của giải cờ Corus. Anh đã vượt qua mức ELO 2800 ở tuổi 18 và đạt vị trí số một trong bảng xếp hạng FIDE thế giới ở tuổi 19, trở thành người trẻ nhất từng đạt được những chiến công đó.
Carlsen trở thành nhà vô địch cờ vua thế giới năm 2013 bằng cách đánh bại Viswanathan Anand. Năm sau, anh bảo vệ thành công danh hiệu của mình trước Anand, và vô địch cả Giải vô địch nhanh thế giới 2014 và Giải vô địch blitz thế giới 2014, do đó trở thành kỳ thủ đầu tiên đồng thời giữ cả ba danh hiệu; một kỳ tích anh đã lặp lại vào năm 2019. Anh bảo vệ danh hiệu vô địch thế giới cờ tiêu chuẩn của mình sau khi đánh bại Serge Karjakin vào năm 2016, và Fabiano Caruana vào năm 2018.
Được biết đến với phong cách tấn công khi còn là thiếu niên, Carlsen đã phát triển thành một kỳ thủ toàn diện. Anh sử dụng nhiều kiểu khai cuộc khác nhau để khiến đối thủ khó chuẩn bị hơn khi thi đấu và làm giảm hiệu quả của phân tích cờ trên máy tính. Anh đã tuyên bố trung cuộc là giai đoạn yêu thích của anh khi chơi cờ vì nó “trở lại với cờ vua thuần túy”. Khả năng chơi cờ thế trận (positional play) và năng lực chơi cờ tàn của Carlsen đã khiến anh được so sánh với những cựu vô địch thế giới Bobby Fischer, Anatoly Karpov, Vasily Smyslov và Jose Raúl Capablanca.
Thời thơ ấu
Carlsen sinh ra ở Na Uy vào ngày 20 tháng 04 năm 1990, là con của Sigrun Øen, một kỹ sư hóa học và Henrik Albert Carlsen, nhà tư vấn trong lĩnh vực IT. Gia đình cậu sống một năm ở Espoo, Phần Lan, sau đó chuyển đến Brussels, Bỉ rồi trở về Na Uy vào năm 1998 và định cư ở Lommedalen, Bærum. Sau đó họ chuyển đến Haslum. Carlsen bộc lộ năng khiếu với những thử thách trí tuệ: khi mới 2 tuổi, cậu có thể giải trò chơi xếp hình 50 miếng, khi 4 tuổi, cậu chơi Lego với hướng dẫn dành cho trẻ em từ 10-14 tuổi. Carlsen được bố dạy chơi cờ vua năm 5 tuổi mặc dù cậu không thấy hứng thú với cờ vua. Carlsen có ba người chị, và năm 2010, Carlsen nói rằng một trong những điều làm cho anh có động lực chú tâm vào cờ vua xuất phát từ mong ước đánh bại chị của mình. Cuốn sách đầu tiên mà cậu đọc là của Bent Larsen: Find the Plan. Carlsen tự phát triển các kỹ năng cờ vua của mình bằng cách chơi cờ vua một mình hàng giờ liền – di chuyển các quân cờ trên bàn cờ, tìm các đòn phối hợp và chơi lại các trận đấu hoặc một thế trận nào đó được bố mình dạy. Cậu tham dự giải đấu đầu tiên – hạng đấu trẻ nhất của Giải Vô địch Cờ vua Na Uy 1999 – khi 8 tuổi 7 tháng, đạt 6½/11 điểm.
Carlsen sau đó được huấn luyện tại Trường Trung học Thể thao Chuyên nghiệp Na Uy (Norwegian College of Elite Sport) bởi kỳ thủ hàng đầu quốc gia, Đại kiện tướng Simen Agdestein. Vào năm 2000, Agdestein giới thiệu Carlsen với Torbjørn Ringdal Hansen, một Kiện tướng Quốc tế (IM) và cựu vô địch trẻ của Na Uy. Họ bắt đầu tập luyện hàng tuần vào tháng 3. Carlsen thăng tiến rất nhanh với Hansen, giành được hơn một nghìn điểm elo trong vòng chưa đầy một năm. Giải đấu đánh dấu bước ngoặt của cậu là Giải Vô địch Cờ vua Na Uy trẻ vào tháng 9, năm 2000, khi Carlsen giành được 3½/5 trước các kỳ thủ trẻ hàng đầu Na Uy và Rating Performance (PR) khoảng 2000. Ngoài việc chơi cờ mà Carlsen học từ 3 đến 4 tiếng mỗi ngày, cậu thích chơi bóng đá, trượt tuyết và đọc truyện tranh Donald Duck
Từ mùa thu năm 2000 đến cuối năm 2002, Carlsen chơi khoảng 300 giải đấu tính elo, vài giải cờ chớp và một vài giải đấu nhỏ khác. Cậu đạt 3 chuẩn Kiện tướng Quốc tế gần như liên tiếp: lần đầu vào tháng 1 năm 2003 tại giải Gausdall Troll Masters (7/10 điểm, 2345 PR); lần thứ hai vào tháng 6 năm 2003 tại giải Salongernas IM ở Stockholm (6/9, 2470 PR); lần thứ ba vào tháng 7 năm 2003 tại Cúp Politiken ở Copenhagen (8/11, 2503 PR). Cậu được chính thức phong là Kiện tướng Quốc tế vào ngày 20 tháng 8 năm 2003. Sau khi học xong tiểu học, Carlsen nghỉ một năm để tham dự các giải đấu quốc tế tổ chức ở châu Âu trong suốt mùa thu năm 2003.Cùng năm đó, cậu đồng hạng 3 tại giải Vô địch U14 châu Âu.
Thành tích
Carlsen giành Oscar Cờ vua vào các năm 2009, 2010, 2011 và 2012. Oscar Cờ vua được tạp chí cờ vua Nga “64” trao cho kỳ thủ xuất sắc nhất năm thông qua các phiếu bầu từ những nhà phê bình cờ vua, phóng viên và tác giả. Tờ báo Na Uy “Verdens Gang” đã trao tặng danh hiệu Årets navn (“Người của năm”) cho Carlsen 2 lần, vào năm 2009 và 2013. VG cũng trao tặng anh danh hiệu “Vận động viên của năm” vào năm 2009. Trong cùng năm đó, anh được trao tặng danh hiệu Folkets Idrettspris – một danh hiệu do các độc giả tờ Dagbladet bình chọn. Vào năm 2011, anh được trao giải thưởng Peer Gynt, một giải thưởng của Na Uy nhằm vinh danh người hoặc tổ chức đã có những thành tích xuất sắc và vượt trội trong năm vừa qua. Năm 2012, anh tiếp tục được trao tặng giải “Folkets Idrettspris”. Năm 2013, tạp chí Time vinh danh Carlsen là một trong 100 người ảnh hưởng nhất đến thế giới.
Elo
Vào tháng 1 năm 2009, theo bảng xếp hạng của FIDE, với 15 tuổi, 32 ngày, Carlsen đạt elo 2625, trở thành kỳ thủ trẻ nhất từng vượt qua mốc 2600 (kỷ lục này sau đó bị phá vỡ bởi Wesley So ở 14 tuổi, 358 ngày). Vào tháng 7 năm 2007, ở 16 tuổi, 213 ngày, Carlsen đạt elo 2710, trở thành kỳ thủ trẻ nhất từng vượt qua mốc 2700.Vào tháng 5 tháng 9 năm 2008, sau khi thắng vòng 4 tại Giải Bilbaol Carlsen, chỉ mới 17 tuổi, 280 ngày đã trở thành số 1 thế giới trên bảng xếp hạng chưa chính thức. Chức vô địch Giải Nanjing Pearl 2009 giúp cho elo của Carlsen tăng lên 2801, khiến anh trở thành người trẻ nhất từng vượt qua mốc 2800 (18 tuổi, 336 ngày). Người trẻ nhất trước đó là Kramnik ở tuổi 25 Trước Carlsen, chỉ có Kasparov, Topalov, Kramnik và Anand từng vượt qua mốc 2800. Sau Giải Tưởng niệm Tal (tháng 11 năm 2009) anh trở thành số 1 thế giới trên bảng xếp hạng không chính thức với mức elo mới là 2805.7, 0.6 điểm nhiều hơn kỳ thủ số 2, Veselin Topalov.
Theo bảng xếp hạng FIDE tháng 1 năm 2010 (tính 16 trận tại Giải Tưởng niệm Tal và Giải London Chess Classic), Elo của Carlsen đạt mốc 2810. Điều này đồng nghĩa với việc Carlsen trở thành số 1 trẻ nhất trong lịch sử thế giới (19 tuổi, 32 ngày) và là kỳ thủ số 1 đầu tiên không thuộc Nga và các nước Đông Âu kể từ Bobby Fischer năm 1971.
Theo bảng xếp hạng FIDE tháng 3 năm 2010, Carlsen đạt mức elo cao mới trong sự nghiệp là 2813 – chỉ sau Kasparov. Vào tháng 1 năm 2013, theo bảng xếp hạng FIDE< Carlsen đạt elo 2861, vượt qua kỷ lục el 2851 của Kasparov lập được vào tháng 7 năm 1999.
Khi còn bé, Carlsen có phong cách thi đấu dữ dội và mạnh mẽ,[138][139] và theo Agdestein, phong cách chơi của anh được miêu tả là “không sợ hãi, luôn sẵn sàng thí quân để hoạt động”.[140] Khi trưởng thành, Carlsen nhận ra rằng phong cách chơi mạo hiểm này không còn phù hợp ở đẳng cấp thế giới nữa. Khi tham dự các giải đấu hàng đầu, anh luôn vất vả trước các kỳ thủ mạnh và gặp rất nhiều khó khăn sau khai cuộc. Để có thể tiếp tục, phong cách của Carlsen trở nên ôn hòa hơn, có khả năng xử lý tốt tất cả các loại thế trận. Khi khai cuộc, Carlsen thường mở đầu với 1.d4 và 1.e4 cũng như 1.c4 và 1.Mf3 khiến cho các đối thủ rất khó đối phó với anh.[141][142] Evgeny Sveshnikov đã từng phê bình cách chơi khai cuộc của Carlsen, trả lời trong một cuộc phỏng vấn năm 2013 rằng nếu không có một sự tiếp cận “khoa học” để chuẩn bị, “tương lai của anh ta không hề hứa hẹn”.[143]Carlsen được biết đến là không hề hứng thú với việc chuẩn bị khai cuộc; sở trường của anh là ở trung cuộc, khi mà anh có khả năng vượt qua rất nhiều đối thủ bằng sự hiểu biết về thế trận. … Mục đích của Carlsen là tránh các sự khủng hoảng, xung đột sớm trong trận đấu. Anh luôn luôn hướng đến trung cuộc bằng sự tiếp cận mang tính chiến lược.
Phong cách thi đấu
Gary Kasparov, người huấn luyện Carlsen từ 2009 đến 2010 nói rằng Carlsen có phong cách nặng về chiến lược và thế trận giống với các cựu vô địch thế giới như Anatoly Karpov, José Raúl Capablanca và Vasily Smyslov hơn là về chiến thuật như Alexander Alekhine, Mikhail Tal và chính bản thân Kasparov. Tuy nhiên, theo Carlsen, anh không thiên về loại phong cách thi đấu nào cả. Vào năm 2013, Kasparov cho rằng “Carlsen là sự tổng hợp của Karpov và Bobby Fischer. Anh tìm cách đạt được thế trận tốt hơn và không bao giờ để tuột mất. Điều đó khiến các đối thủ cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức.”Anand đã từng phát biểu về Carlsen: “Các ý tưởng lớn xuất hiện trong đầu anh ta một cách rất tự nhiên. Anh ta cũng rất linh hoạt. Anh ta biết mọi loại cấu trúc và có thể chơi gần như bất kỳ thế trận nào. … Magnus quả thật có thể làm bất cứ việc gì.” Kasparov bày tỏ quan điểm tương tự: “Carlsen có khả năng đánh giá chính xác mọi loại thế trận, điều mà trước đó chỉ có Kasparov mới dám khoe khoang.”Trong một cuộc phỏng vấn năm 2012, Vladimir Kramnik cho rằng rất nhiều thành công của Carlsen trước các kỳ thủ hàng đầu đến từ “nền tảng thể lực tuyệt vời” và khả năng tránh “sai sót tâm lý”, khiến cho Carlsen có thể duy trì thi đấu ở mức độ cao qua các trận đấu dài hơi và đến tận cuối các giải đấu, khi mà các kỳ thủ khác đều đã cảm thấy mệt mỏi.
Kỹ năng tàn cuộc của Carlsen được miêu tả là thuộc hàng xuất sắc nhất trong lịch sử cờ vua. Jon Speelman, phân tích một vài trận mà Carlsen chơi toàn cuộc từ Giải London Classic năm 2012 (đặc biệt là chiến thắng trước McShane, Aronian và Adams) đã miêu tả một thứ mà ông gọi là “Hiệu ứng Carlsen”: